Vật liệu composite là gì ?

Vật liệu composite hay còn tên gọi khác là composite hay vật liệu compozi, vật liệu tổng hợp. Đây là loại vật liệu được tổng hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu khác nhau để tạo thành một loại vật liệu mới. Vật liệu này có tính chất và những công dụng vượt trội hơn hẳn so với những vật liệu ban đầu. Loại vật liệu này thường được ứng dụng chế tạo các sản phẩm tấm sàn composite FRP, nắp hố ga composite, song chắn rác composite …

Composite là vật liệu làm từ loại nhựa tổng hợp nhưng khác hẳn với những loại nhựa khác trên thị trường hiện nay. Bởi nó có thể bao gồm nhiều đặc tính khác nhau của rất nhiều loại vật liệu khác. Vật liệu composite thường gồm hai thành phần chính là vật liệ nền và vật liệu gia cường.

  • Vật liệu nền hay còn gọi là pha nhựa có chức năng đảm bảo cho các thành phần cốt bên trong composite được liên kết với nhau nhằn tạo ra nguyên khối và thống nhất vật liệu composite. Vật liệu nền bao gồm có ( polyme, PE, PP, PVC, cao su…) kim loại, ceramic (xi măng).
  • Vật liệu gia cường (phần cốt) là phần cực kỳ quan trọng giúp composite có những đặc điểm cơ lý tính cần thiết. Về cơ bản có hai loại vật liệu cốt là dạng cốt sợi (ngắn hoặc dài) và dạng cốt hạt. Vật liệu gia cường thì bao gồm các loại sợi ( thủy tinh,cellulose,cacbon,acramic…), hạt ( hạt kim loại, hạt đất sét, bột gỗ, bột đá…) hoặc các hình dạng đặc biệt.

Đặc tính của composite

  • Khả năng chịu ăn mòn cao
  • Đặc tính lưu thông tốt: do bề mặt nhẵn bóng
  • Tính chịu nhiệt cao: – 400C đến +1200C
  • Cách nhiệt, cách điện: nhựa không dẫn điện và truyền nhiệt kém
  • Độ bền cao: Được sản xuất theo công nghệ quấn, đan xen các lớp với nhau
  • Khối lượng nhẹ: Chỉ bằng ¼ khối lượng của ống kim loại
  • Ít tốn kém chi phí duy tu, bảo dưỡng: Không bị han gỉ trong mọi hóa chất, không bị mài mòn trong tự nhiên cũng như trong quá trình sử dụng, bề mặt ống nhẵn, không bị sinh vật và các chất bẩn bám vào nên chi phí bảo dưỡng rất thấp
  • Phù hợp với mọi địa hình: Bên trong và bên ngoài ống được phủ lớp polyester có tác dụng chống thẩm thấu, ăn mòn và sự xâm nhập của các chất trong thiên nhiên, sử dụng rất hiệu quả trong các môi trường nhiễm phèn, mặn, nước lợ, nước kiềm….

Nhờ những đặc tính này, mà vật liệu composite thường được dùng để làm các cột lọc với nhiều kích thước khác nhau, để ứng dụng trong công nghệ xử lý nước cấp, xử lý nước thải,…